5 lưu ý khi viết bài bình luận trên báo điện tử

Để có một bài báo bình luận thành công, ngoài những sự nhận diện, kỹ năng chung đối với một tác phẩm báo chí, thông qua 5 lưu ý, đó là chủ đề, chính kiến, chính xác, công bằng, công tâm và nhân văn. 

Nguồn: timviec365.vn


1. Vậy bình luận là gì? 
  Bình luận là bàn bạc đánh giá đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm. Thao tác lập luận bình luận là đưa ra ý kiến đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở), bàn bạc (trao đổi ý kiến) về một tình hình, một vấn đề.

2. Những lưu ý khi thực hiện bài báo bình luận
  
Chủ đề: Lựa chọn được những sự kiện, vấn đề tốt, thời sự, thiết thực, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng.

Chính kiến: Nêu được chính kiến, quan điểm của cá nhân, cũng như cơ quan báo chí một cách rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, thuyết phục.

Chính xác: Thiết lập hệ thống các luận điểm, luận cứ chính xác, phù hợp, khách quan, có mối liên hệ chặt chẽ, không có sai sót, sai lệch.

Công bằng: Luôn phải tỏ ra công bằng/cân bằng trong việc lựa chọn luận điểm luận cứ, sử dụng ngôn từ, câu chữ, giọng điệu, tránh sự thiên lệch, một chiều, thiếu hợp lý, bất công…

Công tâm: Phải tỏ rõ sự công tâm trong bài viết, phải ngay thẳng, vì cái chung, tránh sự thiên vị, ưu ái, tư lợi khi bình luận.

Nhân văn: Luôn đề cao, thể hiện rõ giá trị nhân văn trong mỗi bài viết, đề cao sự hướng thiện, tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, giá trị con người.


Nguồn: việc làm báo chí


Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin, truyền thông xã hội lấn át, vượt trội trong việc đưa tin ban đầu (chưa nói đến thật - giả cần phải kiểm chứng), công chúng rất cần những bài bình luận ngắn để vừa đáp ứng thông tin thời sự, vừa lý giải bản chất thông tin với những phân tích, luận giải, chứng minh có cơ sở, lý lẽ thuyết phục cùng lối hành văn độc đáo, giản dị, bản sắc, dễ hiểu… qua đó có thể hiểu, tin tưởng, nghe và làm theo…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HUFLIT HÓC MÔN VÀ VĂN HÓA XẾP HÀNG KHI ĐI THANG MÁY

Sự thờ ơ của sinh viên HUFLIT về vấn nạn Bạo lực học đường