Sự thờ ơ của sinh viên HUFLIT về vấn nạn Bạo lực học đường

Bạo lực học đường (BLHĐ) luôn là một chủ đề nhạy cảm và đáng lo ngại. Nó có thể xảy ra ở bất kì môi trường học tập nào, ngay cả trường đại học. Sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM (HUFLIT) được đào tạo và tạo nên môi trường học tập an toàn và hòa đồng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, phản ứng của sinh viên là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Chính vì thế cần phải tìm ra cách giải quyết vấn đề này bằng cách cải thiện thái độ của sinh viên.   

1)    Định nghĩa bạo lực học đường: 

  Bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

*Những vụ BLHĐ gần đây:


Ảnh 1: https://kenh14.vn/xac-minh-vu-nu-sinh-truong-chuyen-o-nghe-an-tu-tu-nghi-do-bi-bao-luc-hoc-duong-20230417135743833.chn

 


Ảnh 2: https://baothuathienhue.vn/chinh-tri-xa-hoi/hoc-sinh-lop-6-tu-vong-sau-khi-bi-ban-xo-nga-126503.html

 

 



Ảnh 3: https://tuoitre.vn/dang-trong-truong-hoc-nam-sinh-lop-10-bi-ban-dung-vat-nhon-dam-trong-thuong-20221226211618689.htm

2)    Những nguyên nhân dẫn đến sự thờ ơ của sinh viên đối với BLHĐ:

1.    Tâm lý

Trong quá trình dậy thì, tâm lý của sinh viên có nhiều biến đổi. Chỉ cần một tác động tiêu cực nhỏ, kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến các bạn noi theo, thêm sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, khả năng ứng xử, kỹ năng sống, sự sai lệch trong quan điểm, ... sẽ dẫn đến nhận thức và hành động sai.



2.    Nhà trường

Các trường còn nặng về việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người. Bên cạnh đó, nhà trường lỏng lẻo trong việc giám sát học sinh khiến nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra.



3.    Gia đình

Gia đình là những người có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Hiện nay, có không ít ông bố, bà mẹ dạy con bằng cách la mắng, đánh đập khi con mắc sai lầm, dần dần đã hình thành trong con cái tính hung hăng. Việc con cái tiếp xúc với văn hóa như phim ảnh, sách báo mang tính bạo lực... cũng gây ra những tác động tiêu cực ở trẻ.

                              


      *Vậy, tại sao giới trẻ lại thờ ơ trước bạo lực học đường?

    Giới trẻ thờ ơ trước bạo lực học đường lý do là tại đâu? Học sinh, sinh viên đa phần nghĩ rằng chuyện không phải của mình nên không xen vào, vì nếu xen vào sẽ có thể liên luỵ đến bản thân nên một số chọn im lặng đứng xem, một số chọn quay clip tung lên mạng xã hội.

3)    Biện pháp khắc phục:

- Đối với bản thân mỗi sinh viên:

        +  Hãy sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau. Ví dụ như: sinh viên phải biết suy nghĩ vì mọi người, đừng vì cái tôi của bản thân mà nóng giận rồi đưa ra những hành động không tốt sẽ ảnh hưởng đến mọi người. Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 thì bản thân chúng ta phải nâng cấp lên tầm cao mới,  không cần bạn phải làm những việc lớn lao mà hãy biết mình là ai, liệu những việc mình làm có ảnh hưởng gì đến mọi người hay không? Hoặc những việc không liên quan đến mình thì mình có cần quan tâm đến không? Một sinh viên thờ ơ thì sẽ kéo theo những sinh viên khác.

         Biết học tập, noi gương những con người giàu lòng nhân ái. Học tập ở đâu không phải là ngày 1 ngày 2 mà bạn giỏi lên được mà học tập là bạn học được những gì và rút ra bài học gì. Ví dụ: 1 sinh viên trường H bị 1 nhóm người đả kích, chế nhiễu thì sinh viên đến ngăn can. Điều đó chứng minh tình đồng đội , mặc dù không biết ai đúng ai sai, nhưng những sinh viên dám liều lĩnh ngăn chặn sự hành hung tại trường học. Đó là sự bản lĩnh mà chúng ta nên học tập.

        + Tránh xa những tệ nạn xã hội thì từ nhỏ chúng ta đã được học từ trong trường và đến khi học đại học chúng ta cũng bắt gặp. Ý thức ngăn chặn việc sử dụng chất cấm góp phần in sâu vào tư tưởng của sinh viên chúng ta, khi chúng ta còn ngồi trong giảng đường đại học thì hầu hết các bạn đủ thông minh và lí trí những việc nào nên làm và không nên làm.


-  Đối với nhà trường:

     +  Nhà trường không chỉ dạy chữ mà từ dạy chữ để dạy cách làm người có nhân cách, có đạo đức, có xúc cảm và sự sẻ chia. Hiện nay tại trường HUFLIT có bộ phận tư vấn tâm lý học đường nhằm giúp những bạn sinh viên gặp vấn đề về bản thân, gia đình hay xã hội.

      + Có kế hoạch và tích cực giáo dục kỹ năng sống, ứng xử, kỹ năng sinh hoạt tập thể bằng mọi hình thức có sức hấp dẫn các sinh viên tạo ra mối liên hệ mật thiết để các bạn có điều kiện tiếp xúc cảm thông với nhau. Nhà trường tạo điều kiện để tất cả sinh viên đều có thẻ tham gia, sinh viên có thể tham gia những hoạt động onl và nộp hình thức onl.



    + Tổ chức tốt các phong trào giao lưu, kết bạn bốn phương, làm việc từ thiện … học tập noi theo các gương sống tốt, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh để sinh viên học tập tu dưỡng và rèn luyện ... Vào mùa hè thì trường HUFLIT có những chương trình tham gia tình nguyện mùa hè và tiếp sức mùa thi... nhằm giúp các bạn được tiếp xúc với môi trường và con người nơi đây.


4)    Bình luận về vấn đề thờ ơ:

* Những vụ bạo lực học đường không chỉ để lại nỗi đau thể xác mà còn cả về tinh thần, sẽ mãi là những ký ức buồn, ám ảnh, hằn sâu trong suốt cuộc đời của các bạn sinh viên; thậm chí tồi tệ hơn không ít vụ bạo lực học đường đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội.

* Sự thờ ơ đến kinh ngạc của giới trẻ với bạn bè có phải là hồi chuông cần cảnh tỉnh cho nhà Giáo dục.Thay vì các bạn học sinh phải báo với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để ngăn chặn các bạn ăn hiếp những bạn khác, thì một số trong đó lựa chọn im lặng đứng xem, một số hò reo phấn khích, có người lại quay clip tung lên mạng chơi…

*Vậy tạo sao lại có sự thờ ơ như thế này? Nói một cách thực tế thì các bạn sinh viên không muốn mang phiền phức cho bản thân, không muốn rước họa vào thân vào những việc không liên quan đến mình và đặc biệt các bạn sinh viên không muốn bản thân mình sẽ trở thành một người bị bạo lực học đường.Ngoài ra, các bạn sinh viên thờ ơ chỉ có một suy nghĩ đơn giản đó là vấn đề mà người khác gặp phải chứ không phải là cá nhân mình thì việc gì mình phải quan tâm. 

* Gia đình, nhà trường, xã hội vẫn luôn là “chiếc kiềng 3 chân” vững chãi bảo vệ chính sinh viên  của mình trước những vụ bạo lực học đường. Nếu không thờ ơ, vô cảm, không “tặc lưỡi” cho qua, coi là việc của con trẻ thì sẽ không có những vụ bạo lực học đường gây nhói lòng và để lại những hậu quả xót xa.

   Chính vì những thái độ thờ ơ, vô cảm của sinh viên nói chung và giới trẻ nói riêng mà bạo lực học đường chưa thực sự được đẩy lùi. Vậy nên, cần có thái độ phê phán, lên án những hành vi thô bạo và có những biện pháp xử lý có tính chất răn đe để làm gương cho người khác, để các em nhận thức đúng đắn, có hành động đẹp, biết yêu thương và tôn trọng bạn bè.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HUFLIT HÓC MÔN VÀ VĂN HÓA XẾP HÀNG KHI ĐI THANG MÁY