Áp dụng 8 cách này ai cũng viết được tít báo điện tử hay mà không cần nỗ lực


Làm thế nào để có được những tiêu đề hấp dẫn bạn đọc nhưng vẫn mang đầy đủ nội dung của bài luôn là nỗi đau đầu chung của những người làm báo mạng điện tử. Bên cạnh đó ‘cái tít’ cũng phản ánh kỹ năng của người viết báo, đặt được tít báo thu hút là bài viết của bạn đã thành công một nửa.

Trong một bài viết trên báo, tít là câu quan trọng nhất, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. Tít là phần độc giả đọc trước tiên, tít hay thì độc giả sẽ tiếp tục đọc bài báo. Phần lớn độc giả chỉ quan tâm đến những tin bài mà họ cảm thấy có thể làm cho cuộc sống của họ thêm thú vị. Do đó trạng thái tâm lý của độc giả là điều mà phóng viên cần lưu ý khi đặt tít.

1. Dùng tên của người nổi tiếng

Các bạn có thể dùng tên của người nổi tiếng: celeb, KOL, KOC... tăng tính tò mò của người đọc vào người nổi tiếng nào đó mà họ thích.


2. Đánh vào cảm xúc của người đọc

Dùng những cụm từ chỉ cảm xúc cực mạnh : “ mừng ơi là mừng”, “ buồn tột độ”, “ đau xé lòng”, .... khiến độc giả bàng hoàng, cảm xúc lẫn lộn, thú vị.



Nguồn: https://vnexpress.net/phu-huynh-uat-uc-khi-apax-leaders-dong-cua-4577717.html

3. Sử dụng con số:

Đây là cách dễ nhất khi đặt tít, bạn chỉ cần đưa con số cụ thể vào bài (ví dụ: 2300, 8700,....)không được đưa con số bằng chữ số chung chung (ví dụ : hàng ngàn, hàng trăm, .....)


Nguồn: https://vnexpress.net/11-ngan-hang-bi-thanh-tra-ve-dau-tu-trai-phieu-doanh-nghiep-4580363.html

4. Dùng danh sách:

Lập danh sách về một đề tài nào đó, và liệt kê cụ thể từng bước,  ví dụ có những từ quen thuộc: “ 8 bước ngủ ngon, 5 cách chăm sóc da,....”


Nguồn: https://vnexpress.net/7-dieu-can-hoi-truoc-moi-chuyen-du-lich-4580137.html

5. Dùng tính từ/ cụm tính từ:

Dùng tính từ/ cụm tính từ mạnh để tạo cảm xúc mạnh cho độc giả, gây cảm giác căng thẳng để độc giả tiếp tục đọc.

Nguồn ảnh: https://vietnamnet.vn/


6. Đặt câu dạng "Cái gì", "Vì sao", "Khi nào",...

Đặt câu hỏi dạng này sẽ cho độc giả cảm giác hứng thú với diễn biến tiếp theo. Sự thiếu hoàn chỉnh của tiêu đề làm độc giả phải tò mò đọc cả bài báo.

Nguồn ảnh: https://tuoitre.vn/


7. Gắn với ngữ cảnh:

Dùng từ ngữ liên quan đến ngữ cảnh của vấn đề để độc giả có cái nhìn khái quát ,bài báo sẽ dàng thu hút độc giả hơn. Chẳng hạn như: “ giáng sinh”, “tết”, “8/3”, “20/11”, … Như thế độc giả có thể xác định nhanh chóng nội dung sơ lược của bài báo.
Ảnh nguồn: https://vnexpress.net/


8. Tít dài hơn 10 chữ

Không như báo giấy, báo điện tử không bị giới hạn về không gian, người viết có thể tận dụng để viết tiêu đề dài hơn gồm nhiều thông tin quan trọng hơn. Viết tít dài nhưng vẫn phải viết vào trọng tâm của bài báo, làm nổi bật lên tiêu đề, không nên viết lan man.
Nguồn ảnh : https://tuoitre.vn/


   Theo một kết quả điều tra xã hội học thì những nhà báo được hỏi cho rằng chỉ có khoảng 30% tít đặt hay. Đồng thời họ cũng cho rằng đặt tít hay không phải là khâu đơn giản, mặc dù cố gắng nhưng chưa chắc đã có kết quả tốt. 100% những nhà báo được hỏi đều công nhận luôn có hứng thú đọc những bài báo có tít hấp dẫn, có 18% số người được hỏi nói họ không thường xuyên cố gắng đặt tít hấp dẫn. Cũng theo kết quả này thì có tới 80% số người thích tít báo hấp dẫn về phương diện nội dung và 20% thích tít báo được trình bày hấp dẫn. 
     Vậy một tít hay là một tít sáng sủa, dễ hiểu; ngắn gọn, mạnh, trực tiếp; chính xác, trung thực; thích hợp, độc đáo; Phù hợp với thể loại; có tính thông tin; không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích người ta đọc bài báo.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HUFLIT HÓC MÔN VÀ VĂN HÓA XẾP HÀNG KHI ĐI THANG MÁY

Sự thờ ơ của sinh viên HUFLIT về vấn nạn Bạo lực học đường